Lý thuyết trường từ vựng
như vậy hoặc giống nhau hoặc song hành với nhau trong sự biến đổi ý nghĩa và
trong lịch sử của chúng, chúng ảnh hưởng lẫn nhau. Chúng ta cũng biết rằng
những từ này được dùng trong tổ hợp cú pháp giống nhau[5; 243].
Như vậy, những quan niệm về trường từ vựng – ngữ nghĩa đã manh nha
xuất hiện ở vào nửa cuối thế kỷ XIX. Song khái niệm trường và lí thuyết về
trường từ vựng – ngữ nghĩa thực sự được nghiên cứu từ những năm 20 của thế
kỉ XX, bắt nguồn từ những lý thuyết ngôn ngữ học của W. Humboldt và F.De
Saussure. Sau đó các nhà nghiên cứu khác như G. Ipsen(1924), A.Jolles(1934),
W. Porzig(1934),và đặc biệt là J.Trie(1934), theo đánh giá của S. Ullmann:
lịch sử ngữ nghĩa học đã mở ra một giai đoạn mới . J.Trie là người đầu tiên đưa
ra thuật ngữ trường vào ngôn ngữ học. Nhưng ông không dùng khái niệm trường
ngữ nghĩa mà chỉ nói tới trường khái niệm và trường từ vựng. Theo J. Trier, trường
khái niệm là một hệ thống rộng gồm những khái niệm có quan hệ với nhau, được tổ
chức lại xung quanh một khái niệm trung tâm. Mỗi trường khái niệm được các từ
phủ lên trên, mỗi từ tương ứng với một khái niệm. J. Trier đã thử áp dụng quan
điểm cấu trúc vào lĩnh vực từ vựng ngữ nghĩa. Ông cho rằng, trong ngôn ngữ, mỗi
từ tồn tại trong một trường, giá trị của nó là do quan hệ với các từ khác trong trường
quyết định, rằng trường là những hiện thực ngôn ngữ nằm giữa từ (riêng lẻ) với
toàn bộ từ vựng, trường quan hệ với toàn bộ từ vựng cũng như từ quan hệ với
trường của mình [5; 244]. Mặc dù còn có những điểm chưa rõ ràng, cần tranh
luận như sự không phân biệt ý nghĩa của từ với khái niệm, hay quan niệm quá
dứt khoát về ranh giới giữa các trường khái niệm và các vùng khái niệm của
từ với nhaunhưng những đề xuất của J. Trier thực sự là nền móng quan trọng
cho những nghiên cứu về trường từ vựng ngữ nghĩa sau này.
Quan tâm nhiều tới mối quan hệ trường nghĩa giữa các đơn vị từ vựng, Tác
giả L. Weisgerber đưa ra một quan điểm rất đáng chú ý về các trường, cần phải
tính đến các góc nhìn khác nhau mà tác động giữa chúng sẽ cho kết quả là sự
ngôn ngữ hoá một lĩnh vực nào đó của cuộc sống[5; 246].
7
Các trường kiểu của J. Trier và L. Weisgerber là những trường có tính chất đối
vị, gọi tắt là trường trực tuyến (trường nghĩa dọc).
Khắc phục những hạn chế trong quan niệm của J.Trie và L. Weisgerber,
W. Porzig – nhà ngôn ngữ học người Đức đã phân chia trường nghĩa theo
những nguyên tắc khác. Từ năm 1934, W. Porzig đã đề nghị nguyên tắc liên
tưởng. Theo quan niệm của W. Porzig, một từ nào đó xuất hiện thế nào cũng gợi đến
sự tồn tại của những từ khác. Chẳng hạn như từ ăn uống sẽ gợi đến sự tồn tại của từ
miệng, nhưng quan hệ ngược không sảy ra vì miệng không nhất thiết là phải ăn
uống mà còn thực hiện một số hoạt động khác như nói, mắng,dựa trên cơ sở
này, từ vựng được chia ra thành các trường nghĩa cơ bản mà hạt nhân của nó bao
giờ cũng là động từ hoặc tính từ, tức là chúng thường làm vị ngữ trong câu.
Mối quan hệ về nghĩa tạo nên trường từ vựng ngữ nghĩa cũng trở thành một
trong những vấn đề được các nhà ngôn ngữ học Việt Nam quan tâm nghiên cứu
như: Nguyễn Thiện Giáp, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, Đỗ Việt Hùng
Trong đó, Đỗ Hữu Châu là một trong những tác giả Việt Nam đã có công giới thiệu
khái niệm trường nghĩa đối với ngôn ngữ học nước nhà. Ông định nghĩa trường
nghĩa: Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa đƣợc gọi là một trƣờng nghĩa. Đó là những từ
đồng nhất với nhau về nghĩa.[5; 157]. Quan niệm này lấy tiêu chí ngữ nghĩa làm
cơ sở cho việc phân lập trường nghĩa. Đây là quan niệm có tính chất định hướng
cho các quan niệm về trường nghĩa của các nhà Việt ngữ học sau ông.
Luận văn này chúng tôi lấy quan niệm về trường nghĩa của Đỗ Hữu
Châu làm cơ sở lí thuyết để nghiên cứu.
1.1.2. Phân loại trƣờng nghĩa
Mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các đơn vị từ vựng vốn đa dạng trên những
bình diện khác nhau tạo nên những trường từ vựng – ngữ nghĩa khác nhau.
Dựa trên hai mối quan hệ cơ bản giữa các đơn vị đồng loại của ngôn ngữ là
quan hệ ngang và quan hệ dọc, các nhà ngôn ngữ học phân loại trường từ
vựng ngữ nghĩa: trường từ vựng ngữ nghĩa theo quan hệ ngang (trƣờng tuyến
tính) và trường từ vựng ngữ nghĩa theo quan hệ dọc(trƣờng nghĩa biểu vật và
8
trƣờng nghĩa biểu niệm). Cùng với hai trường nghĩa cơ bản này còn có trường
nghĩa liên tưởng, đây là trường nghĩa độc đáo, đặc sắc của ngôn ngữ.
1.1.2.1. Trƣờng nghĩa tuyến tính
Trường nghĩa tuyến tính là tập hợp các từ ngữ có thể kết hợp với nhau thành
những chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) có thể chấp nhận được trong ngôn ngữ.
Để xác lập nên các trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm
gốc rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính
(cụm từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ.
Ví dụ trường nghĩa tuyến tính của từ Làm là: nghề nông, nghề giáo, việc, bài
tập, nhanh, chậm, nhƣ mèo mửa (ăn nhƣ rồng cuốn, nói nhƣ rồng leo, làm nhƣ
mèo mửa.) lắm, nhiều, ítcả ngày, cả đêm, quanh năm suốt tháng
Các từ trong trường nghĩa tuyến tính là những từ thường xuất hiện với từ trung tâm
trong các loại ngôn bản. Phân tích ý nghĩa của chúng, chúng ta có thể phát hiện được
những nội dung ngữ nghĩa của các quan hệ cú pháp và tính chất của các quan hệ đó.
1.1.2.2. Trƣờng nghĩa biểu vật
Trường nghĩa biểu vật là một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu
vật [7; 172]. Hay trường nghĩa biểu vật là tập hợp các từ ngữ đồng nhất với nhau
về nghĩa biểu vật (về phạm vi biểu vật)[23; 192].
Ví như, trƣờng nghĩa biểu vật về mắt, lông mày, mi mắt, mí mắt, con ngƣơi,
giác mạc, võng mạc, nƣớc mắt; mắt to, mắt tròn, mắt lồi, mắt ti hí, mắt híp, mắt
húp, mắt xếch, mắt bồ câu; mắt hạt huyền, mắt trắng dã, mắt nâu, mắt xanh; mắt
mờ, mắt lờ đờ, mắt sáng, mắt tinh, mắt dao cau, mắt hình viên đạn, mắt đa tình, mắt
đong đƣa, mắt lúng liếng, mắt có đuôi; mắt nhắm, mắt mở, mắt ngó, dòm, mắt
trông/nhìn, mắt lƣờm, mắt liếc, mắt đƣa tình,các từ ngữ này cùng nằm trong
trường nghĩa biểu vật về mắt.
Để xác lập trường nghĩa biểu vật, người ta chọn một danh từ biểu thị sự vật
làm gốc, rồi trên cơ sở đó thu thập các từ ngữ có cùng phạm vi biểu vật với danh từ
được chọn làm gốc đó. Ví dụ: với từ chim (danh từ biểu thị sự vật làm gốc), ta thu
thập được các từ đồng nhất về phạm vi biểu vật với chim, như:
9
– Tên gọi các loại chim: chim vành khuyên, chim vàng anh, chim sáo, chim
chào mào, chim gõ kiến, chim cu gáy,
– Giống, tính sinh sản: đực, cái, bố, mẹ
– Các bộ phận trên cơ thể: đầu, mình, chân, cánh, cổ, mỏ, mắt, lông, đuôi, mào
– Tính chất, trạng thái của chim: già, non, xấu, đẹp, mượt, xù, khỏe, yếu
– Hình dáng, kích thước: to, nhỏ,
– Màu sắc (lông, mỏ, chân..): Đen, nâu, vàng, trắng, xanh, đỏ, chì
– Đặc tính, mục đích sử dụng: giống, thịt, cảnh
Tùy theo mục đích của việc huy động từ mà ta có thể lựa chọn số lượng các
tiêu chí để xác lập trường nghĩa. Ví dụ. có thể thêm các tiêu chí liên quan đến
trường nghĩa chim: Nơi cư trú (chim bắc cực, chim nhiệt đới); thức ăn chính của
chim (chim sâu, chim bói cá)
Như vậy, mỗi một trường nghĩa biểu vật thường có từ gốc (từ trung tâm) là
danh từ. Danh từ này có tính khái quát cao, gần như là tên gọi của các phạm trù biểu
vật, như thực vật, động vật, ngƣời, vật thể,
Danh từ biểu thị sự vật làm gốc càng mang ý nghĩa khái quát cao bao nhiêu,
thì trường nghĩa biểu vật càng lớn bấy nhiêu. Trong trường nghĩa biểu vật lớn đó, ta
có thể phân chia thành các trường nghĩa biểu vật nhỏ. Và đến lượt mình, các trường
nghĩa biểu vật nhỏ này cũng có thể phân chia thành các trường nghĩa biểu vật nhỏ
hơn nữa.
Chẳng hạn, trƣờng nghĩa biểu vật về Ngƣời (cơ thể ngƣời)
Đầu
Mình
Tứ chi
Chân
Tay
Cánh tay
cẳng tay
Ngón tay,
lòng bàn tay,
10
bàn tay
mu bàn tay, chỉ tay,
Các trường nghĩa khác nhau có thể có chung một số lượng từ ngữ nhất định.
Các trường nghĩa đó được gọi là các trường nghĩa giao nhau. Ví dụ, trường nghĩa
người và trường nghĩa động vật là hai trường nghĩa giao nhau, vì ngoài những từ
ngữ của riêng từng trường nghĩa, cả hai trường nghĩa này đều có chung một số từ
ngữ về:
– Bộ phận cơ thể: đầu, mình, tứ chi,
– Hoạt động: ăn, uống, đi, chạy, nhảy,
– Kích thước hình dáng: to, nhỏ, cao, thấp, lớn, bé, nặng, nhẹ,
– Trạng thái tâm lý: buồn, đau, vui,
Mức độ giao thoa của các trường tỉ lệ thuận với số lượng từ ngữ chung giữa
các trường với nhau. Và dựa trên quan hệ với trường nghĩa, có thể phân chia từ
vựng thành các từ đơn trường nghĩa và các từ đa trường nghĩa.
1.1.2.3. Trƣờng nghĩa biểu niệm
Trường nghĩa biểu niệm là một tập hợp các từ có chung một cấu trúc nghĩa
biểu niệm[7,178].
Căn cứ để xác lập các trường nghĩa biểu niệm là các ý nghĩa biểu niệm của từ.
Như vậy, để xác lập trường nghĩa biểu niệm, ta chọn một cấu trúc biểu niệm làm
gốc, rồi trên cơ sở đó thu thập các từ ngữ có chung cấu trúc biểu niệm gốc đó.
Ví dụ: ta lấy cấu trúc biểu niệm: (hoạt động) (A tác động vào X) (X tách rời ra)
làm gốc, ta có thể thu thập được các nhóm từ cùng trường nghĩa biểu niệm như sau:
(1) Bẻ, bẹo (bẹo một miếng đất nặn nhỏ), bóc, bứt, dựt, dứt, cắn, tước, xé,
(2) Băm, bổ, chặt, chẻ, chém,
(3) Cắt, gọt, róc, thái,
(4) Hớt, phạt, phay, vạt,
(5) Bào, cưa, cạo, nạo, đẽo, đục, xẻ,
Tùy mục đích xác lập trường nghĩa biểu niệm, người ta có thể bổ xung nét
nghĩa (bằng tay), (dùng loại phương tiện), (X tách rời ra ), (X liền nối lại), Ví
dụ, khi bổ xung nét nghĩa (sử dụng phương tiện) (X tách rời ra ), ta có cấu trúc
11
nghĩa biểu niệm gốc như sau: hoạt động (A tác động vào X)(bằng phƣơng tiện)(X
tách rời ra). Khi đó, số lượng các từ ngữ cùng trường nghĩa tập hợp được sẽ hẹp lại,
bởi những từ ở nhóm 1 sẽ không còn. Khi bổ xung thêm nét nghĩa, làm cho cấu trúc
nghĩa biểu niệm càng cụ thể hơn, thì số lượng từ ngữ cùng trường nghĩa thu được sẽ
ít hơn hẳnNhư vây, số lượng nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu niệm được chọn
làm gốc sẽ quyết định số lượng từ ngữ thu thập được. Cấu trúc nghĩa biểu niệm
được chọn làm gốc chứa càng ít nét nghĩa thì số lượng từ ngữ thu thập được càng
nhiều và ngược lại.
Các từ ngữ cùng một trường nghĩa biểu niệm có thể khác nhau về trường
nghĩa biểu vật. Ví dụ. Cục tác, ụt ịt, cạc cạc…có chung cấu trúc nghĩa biểu niệm:
(hoạt động) (phát ra âm thanh), nhưng chúng thuộc về các trường nghĩa biểu vật
khác nhau: cục tác thuộc về trường nghĩa biểu vật gà; ụt ịt thuộc về trường nghĩa
biểu vật lợn; cạc cạc thuộc về trường nghĩa biểu vật vịt.
1.1.2.4. Trƣờng nghĩa liên tƣởng
Trường nghĩa liên tưởng là trường nghĩa tập hợp các từ biểu thị các sự vật,
hiện tượng, hoạt động tính chấtcó quan hệ liên tưởng với nhau.
Ví dụ: từ đêm trăng, ta có thể có trường liên tưởng về đêm trăng như sau:
+ Một bầu trời đầy sao, trăng sáng lung linh
+ Một làng quê thanh bình
+ Sự tích thằng Cuội cây Đa
+ Đêm trăng thề hẹn của đôi lứa yêu nhau
+ Kỷ niệm tuổi thơ êm đềm
+ Tết trung thu
Nếu trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm mang tính khách quan,
chung cho mọi người sử dụng ngôn ngữ, từ đó có thể xây dựng thành các từ điển
trường nghĩa đối với các trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm, thì
trường nghĩa liên tưởng lại khó có thể xây dựng được từ điển các trường nghĩa liên
tưởng, do trường nghĩa liên tưởng mang tính chủ quan cao, có sự khác biệt nhất
định giữa các cá nhân sử dụng ngôn ngữ. Mỗi cá nhân sống trong một môi trường,
thời đại, xã hội khác nhau, với kinh nghiệm sống khác nhau Do đó cũng có
12
những liên tưởng có ở người này nhưng không tồn tại hoặc xa lạ với người khác và
ngược lại. Tuy nhiên, mỗi thời đại, mỗi ngành nghề, mỗi địa phương laị có thể có
một điểm liên tưởng chung nhau. Ví dụ: cùng từ làm, người nông thôn liên tưởng
đến làm ruộng, làm vƣờn, làm cỏ, làm vất vả, Người thành thị liên tưởng đến làm
nghề trong các nhà máy, xí nghiệp, làm theo ca, làm tăng ca, làm cho ông chủ nƣớc
ngoài,. Người thời xưa liên tưởng đến làm việc chân tay, làm với công cụ thô
sơ, Người thời nay (thời hiện đại) liên tƣởng đến làm việc trí óc, làm với máy
móc, thiết bị hiện đại, làm để hƣởng lƣơng cao… Việc nắm bắt được những điểm
chung trong liên tưởng cho mỗi thời đại, mỗi nhóm xã hộilà điều kiện cần thiết để
lí giải những hiện tượng ý tại ngôn ngoại, mượn mây để tả trăng hay các biểu
tượng, biểu trưng văn học nghệ thuật.
1.1.3. Các quan hệ trong trƣờng nghĩa
Mối quan hệ về nghĩa giữa các đơn vị từ ngữ tạo nên trường từ vựng ngữ nghĩa.
Trong một trường từ vựng ngữ nghĩa lại có những mỗi quan hệ nghĩa khác nhau.
Tiêu biểu là quan hệ: quan hệ thượng – hạ nghĩa và quan hệ đồng nghĩa – trái nghĩa.
1.1.3.1. Quan hệ thƣợng – hạ nghĩa
Quan hệ thượng – hạ nghĩa biểu hiện ở quan hệ bao hàm nằm trong.
Những từ có ý nghĩa bao hàm ý nghĩa của các từ khác (từ hạ nghĩa) được gọi
là những từ thượng nghĩa (có quan hệ thượng nghĩa), còn những từ có nghĩa
nằm trong nghĩa của từ khác (từ thượng nghĩa) được gọi là những từ hạ nghĩa
(có quan hệ hạ nghĩa).
Ví dụ:
Động vật
Không có xương sống
Có xương sống
Thú
Chim
Chim sâu
13
chim bói cá .
Từ mô hình trên ta thấy:
– Trong quan hệ giữa động vật với động vật không có xương sống và
động vật có xương sống, thì động vật là quan hệ thượng nghĩa còn động vật
không có xương sống và động vật có xương sống là quan hệ hạ nghĩa.
– Trong quan hệ giữa động vật có xương sống với thú và chim, thì
động vật có xương sống là quan hệ thượng nghĩa còn thú và chim là quan
hệ hạ nghĩa.
– Trong quan hệ giữa chim với chim sâu và chim bói cá, thì chim là quan
hệ thượng nghĩa, còn chim sâu và chim bói cá là quan hệ hạ nghĩa.
Trong sử dụng ngôn ngữ, ta có thể dùng từ ngữ mang quan hệ thượng nghĩa để
biểu thị cho từ ngữ mang quan hệ hạ nghĩa, nhưng không dùng từ ngữ mang quan
hệ hạ nghĩa biểu thị cho từ ngữ mang quan hệ thượng nghĩa.
Bên cạnh quan hệ bao hàm và nằm trong (quan hệ thượng – hạ nghĩa) là quan
hệ quan hệ toàn thể và bộ phận. Khi sử dụng ngôn ngữ, ta cũng cần tránh không
nhầm lẫn hai loại quan hệ này.
Ví dụ. Vào cửa hàng bán chim cảnh, ta có thể chỉ vào con chim Sáo và nói:
bán cho tôi con chim này (thượng nghĩa) thay cho chim Sáo (hạ nghĩa). Nhưng khi
vào cửa hiệu cắt tóc, ta không thể nói: cắt cho tôi cái đầu này, vì đầu và tóc là quan
hệ toàn thể và bộ phận.
1.1.3.2. Quan hệ đồng nghĩa và trái nghĩa
Trường nghĩa được xem là một tiểu hệ thống trong hệ thống ngôn ngữ. Quan
hệ giữa các yếu tố trong một hệ thống ngôn ngữ là quan hệ đối lập. Nhờ vào quan
hệ đối lập này mà ta có thể phân chia các từ ngữ trong cùng một trường nghĩa thành
hai nhóm với hai kiểu quan hệ: quan hệ đồng nghĩa (diễn ra trong cùng một nhóm)
và quan hệ trái nghĩa (diễn ra giữa hai nhóm).
Vídụ. Trường nghĩa về tính cách con người: Tốt, đẹp, xấu, xấu xa, chất
phác, thật thà, gian trá, xảo quyệt, bao dung, độ lƣợng, hẹp hòi, tham lam, ích kỉ,
Dựa vào quan hệ đối lập, ta có thể chia trường nghĩa trên thành hai nhóm:
14
Nhóm từ biểu thị tính tốt > < nhóm từ biểu thị tính xấu
Tốt
xấu
Đẹp
xấu xa
Chất phác
Gian trá
Thật thà
Xảo quyệt
Bao dung
Hẹp hòi
Độ lượng
ích kỉ, tham lam
(quan hệ đồng nghĩa) > <
(quan hệ đồng nghĩa)
(quan hệ trái nghĩa)
Có quan điểm cho rằng: đồng nghĩa là hai hay nhiều từ khác vỏ âm thanh
nhưng giống nhau hoặc gần giống nhau về nghĩa, với quan điểm này thì hiện tượng
nhiều nghĩa của từ không được xem xét. Một quan điểm khác cho rằng: từ đồng
nghĩa là từ có thể thay thế cho nhau trong cùng một văn cảnh. Nhưng như thế lại
sảy ra trường hợp, trong một văn cảnh có những từ ngữ có thể thay thế cho nhau
nhưng không phải là từ đồng nghĩa, ví dụ, cầu thủ số 10 vừa đƣợc tung ra sân và
cầu thủ số 10 vừa đƣợc tung vào sân. Ra và vào vốn là hai từ không đồng nghĩa
(trái nghĩa), nhưng trong ngữ cảnh này thì chúng có thể thay thế cho nhau, vì dùng
ra hay vào thì ta cũng hiểu là cầu thủ số 10 vừa đƣợc tham gia thi đấu trên sân
cùng đồng đội. Hoặc có những từ đồng nghĩa với nhau nhưng lại không thể thay thế
cho nhau, bởi ý nghĩa biểu thái. ví dụ, bố chồng tôi mất cách đây một tuần và bố
chồng tôi toi cách đây một tuần.
Như vậy, có thể định nghĩa từ đồng nghĩa: Hai hay nhiều từ đƣợc coi là đồng
nghĩa với nhau khi chúng cùng thuộc về một trƣờng nghĩa và không chứa những nét
nghĩa đối lập, loại trừ nhau. Khi xét quan hệ đồng nghĩa của một từ ta phải xác
định rõ trường nghĩa của từ đó.
Tương tự, chúng ta có thể định nghĩa từ trái nghĩa: hai hay nhiều từ đƣợc coi
là trái nghĩa với nhau khi chúng cùng thuộc về một trƣờng nghĩa và có chứa những
nét nghĩa đối lập, loại trừ nhau.
15
Quan hệ trái nghĩa sảy ra nhiều ở phạm vi tính từ. ở các từ loại khác muốn giải
thích quan hệ trái nghĩa phải thông qua các tính chất của chúng.
Ví dụ
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi. Lá và vôi là những danh từ chỉ sự vật
vốn không trái nghĩa với nhau, nhưng khi ta gán cho nó tính chất xanh và bạc
thì lá và vôi trái nghĩa nhau.
1.1.4. Hoạt động của từ ngữ xét về góc độ trƣờng nghĩa
Việc phân loại trường nghĩa không phải là phân loại từ, vì một đơn vị từ
ngữ không chỉ thuộc về một trường nghĩa nhất định mà chúng có thể có mặt ở
những trường nghĩa khác nhau. Những từ ngữ ở dạng này gọi là các từ ngữ
ngoại vi (hướng biên) của trường nghĩa. Các từ ngữ ngoại vi là các từ ngữ
biểu thị những sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ không chỉ thuộc về một
trường nghĩa đó mà còn có thể thuộc về những trường nghĩa khác[23; 196].
Ví dụ, các từ đầu, mình, chân, đuôi, mắt, lông, móngvừa thuộc trường
nghĩa chim vừa thuộc trường nghĩa chuột, thỏ, chó… Cùng với các từ ngữ
ngoại vi là các từ ngữ trung tâm của trường nghĩa. Từ ngữ trung tâm được coi
là hạt nhân của trường nghĩa, bởi đó là những từ ngữ biểu thị các sự vật, hoạt
động, tính chất, quan hệđặc trưng của trường nghĩa đó. Ví dụ, bơi là từ ngữ
trung tâm của trường nghĩa cá, bay là từ ngữ trung tâm của trường nghĩa
chim, cạc cạc là từ ngữ trung tâm của trường nghĩa vịt, cục tác là từ ngữ trung
tâm của trường nghĩa gà.
Quan hệ trường nghĩa giữa các từ ngữ chi phối hoạt động kết hợp với
nhau trong giao tiếp và tạo thành ba kiểu (trường hợp) kết hợp cơ bản là:
– Từ ngữ kết hợp với các từ ngữ trung tâm của trường, ký hiệu là Aa hoặc Bb
Ví dụ. Ếch ộp ộp (có tiếng ếch ộp ộp ngoài đồng = có tiếng ộp ộp ngoài đồng)
Gót chân (gót chân Asin = gót Asin)
– Từ ngữ kết hợp với các từ ngữ ngoại vi của trường, ký hiệu là Aab hoặc Bab.
16
Ví dụ. con chim mỏ màu vàng. Con vịt mỏ dẹt; con gà mỏ rất sắc.
Từ mỏvừa thuộc về trường nghĩa chim, vịt, gà mà không thuộc
riêng một trường nghĩa nào.
– Từ ngữ kết hợp với các từ ngữ trung tâm của trường nghĩa khác, ký hiệu là
Ab hoặc Ba.
Ví dụ. – Trăng vào cửa sổ đòi thơ. (Hồ Chí Minh)
– Hương hoa bay thấu vào (thấu nhập) trong ngục
Kể với tù nhân nỗi bất bình. (Hồ Chí Minh)
Kiểu kết hợp thứ ba chính là hiện tượng chuyển trường nghĩa của từ mà ta dễ
gặp trong các tác phẩm văn chương nghệ thuật. Việc chuyển trường nghĩa của các
từ ngữ có giá trị diễn đạt rất lớn. Một mặt, các từ ngữ được chuyển trường thích ứng
với giá trị biểu đạt của các từ ngữ thuộc trường nghĩa mới, đồng thời chúng mang
theo những sắc thái biểu đạt vốn có của chúng ở trường nghĩa cũ. Điều này làm cho
giá trị biểu đạt của các từ ngữ chuyển trường nghĩa có sức mạnh lớn hơn so với các
từ ngữ được dùng đúng với trường nghĩa của chúng.
Ví dụ, những câu thơ trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi.
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát cả trời chiều.. những từ chảy máu, đâm nát là
những từ ngữ đã chuyển trường từ trường nghĩa sự vật sang trường nghĩa người. Do
đó đã làm tăng giá trị biểu đạt cho hai câu thơ trên.
1.2. Tín hiệu thẩm mĩ trong nghệ thuật văn chƣơng
1.2.1. Tín hiệu và tín hiệu ngôn ngữ
1.2.1.1. Tín hiệu
Trong đời sống thường nhật, con người luôn sử dụng đa dạng các tín
hiệu vào mục đích giao tiếp, trao đổi thông tin với nhau. Vì vậy, một chuyên
ngành khoa học mang tên Tín hiệu học (Semiology) đã ra đời nhằm nghiên
cứu chuyên sâu về tín hiệu.
Tín hiệu được hiểu là dấu hiệu quy ước để truyền đạt thông tin. Đó là một sự
vật, một hiện tượng kích thích vào giác quan của ta, làm cho ta tri giác được, lí giải
17
Video liên quan